Khmer là từ được viết theo phiên âm tiếng Anh, thường thấy trong từ điển tiếng Anh. Tiếng Việt phiên âm chữ này thành Khơ-me. Từ Khmer được phiên qua tiếng Hán thành Cao Miên , gọi tắt là Miên. Do đó một số người Việt còn gọi dân tộc này là dân tộc Miên. Trước năm 1975 còn có các tên gọi khác như Cul, Cur, Việt gốc Miên, Thổ, ...
Tiếng nói và chữ viết của người Khmer thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.
DRYING RICE-PAPER
Người Khmer được phân chia thành hai hệ, đó là Khmer Crộm, sống ở Việt Nam, và Khmer Lơ, sống ở Campuchia. "Crộm" và "Lơ" là phiên âm tiếng Việt của tiếng Khmer, có nghĩa là "Dưới" và "Trên".
Phần lớn người Khmer là Khmer Lơ, sống tập trung ở Campuchia. Phần còn lại, Khmer Crộm, sống ở đồng bằng sông Cửu Long, thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.260.640 người, có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Khmer cư trú tập trung tại các tỉnh: Sóc Trăng(397.014 người, chiếm 30,7 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), Trà Vinh (317.203 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Khmer tại Việt Nam),Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), An Giang (90.271 người), Bạc Liêu (70.667 người), Cà Mau (29.845 người), thành phố Hồ Chí Minh (24.268 người), Vĩnh Long (21.820 người), Cần Thơ (21.414 người), Hậu Giang (21.169 người), Bình Phước (15.578 người), Bình Dương (15.435 người)[2].
Hình ảnh : WILLIAM HALL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét