Tôi là TẠ TRUNG VÕ,sanh tại làng Long Đức,Tỉnh Trà Vinh,cha chết hồi tôi lên 7 tuổi,nên việc học ít,thuở nhỏ nghèo,tôi là người giữ đạo Nho từ nhỏ cho đến 60 tuổi,tôi hằng ngày suy nghĩ không biết đạo Nho mình gốc ở đâu? mà không có người Giáo Chủ,tôi có hỏi mấy ông Nho học thì họ nói rằng:Khổng Tử là giáo chủ,nói vậy là sai,ông Khổng Tử là ông thầy dạy học,mà ông không xưng mình là giáo chủ bao giờ,từ đó tôi mới biết đạo Nho là đạo không gốc,tôi lại nhớ ông Khổng nói với học trò ông rằng THÁNH ĐẠO TRĂNG(?) VU ( nghĩa là đạo Thánh lạng như rừng),là đạo đả hư rồi,ông mới than như vậy,cũng còn nhiều câu nói đạo Nho không ai giữ,từ đó đêm nằm tính tới nghĩ lui,té ra mình giữ đạo không gốc lại là đạo hư rồi,tôi hằng kiếm một đạo cho chánh mà thờ và để cho con cháu,so sánh các đạo lại thì có đạo Jesus là chánh,sao(sau) đạoThiên Chúa là đạo Tin Lành cũng có nhiều điều dị đoan như mấy đạo khác,tôi lấy kinh thánh Tân Ước mà đọc từ đầu chí cúi(cuối),thì thấy mấy điều dị đoan người ta làm đó là của mấy ông mông(tông)đồ Chúa Jesus bày đặt,chứ Chúa Jesus nói đều(điều) nào toàn là lời chánh trực,tôi lấy làm phục đạo ngài lắm,từ đây tôi mới giữ đạo Chúa Jesus,tôi đặt lại đạo ngài là ĐẠO TRỜI ,tôn chỉ ĐẠO TRỜI không thờ cúng,không tụng kinh,không ăn chay,không quỳ lạy,có một việc sửa lòng,và có việc bối rối chi chi thì cứ việc cầu xin với Đức Chúa Cha của mình,cầu hoài chẳng mõi,tôi mà lập ĐẠO TRỜI ra đây là có ý để cho tôi và con cháu tôi thờ,vì tôi thấy trong các đạo họ đều có đặt cái vòng nô lệ,hể ai bước chân vào thờ,họ liền thắt lại thì đời đời kiếp kiếp tài trí bực nào cũng không thoát ra được,tôi làm ĐẠO TRỜI để tôi và con cháu tôi thờ giử đây hể ai vào đạo tôi đời đời kiếp kiếp khỏi cái vòng nô lệ của họ mà không ai bó buộc chi mình hết,cái đạo của tôi đây không lấy tiền bạc ai,mà cũng chẵng rủ dụ ai,hể ai muốn vào thì thành tâm cầu Đức Chúa Trời và Chúa Jesus,và Đức Thánh Linh,xin vào đạo ngài,thờ phụng ngài,rồi lo sữa đổi lòng dạ hiền lành,nhịn nhục yêu thương người như mình và vui vẽ thuận hoà cùng cha mẹ anh em là đủ.
*click vào hình để xem bản chánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét