Sách Nho nói :" ĐẠO NGUYÊN XUẤT DU THIÊN " nghỉa là đạo gốc bởi nơi Trời ban ,cho nên kêu là đạo Trời,mổi người Trời đả ban cho có cái lương tâm,ấy là đạo đó,trước hết người ta không có đạo chi hết,sau đến Vua Nghêu mới lập ra ĐẠO TIÊN VƯƠNG , thờ Trời và ông bà cha mẹ,từ đó cứ ĐẠO TIÊN VƯƠNG là ĐẠO TRỜI mà giữ,qua Vua Thuấn,Vua Võ,Vua Thang,mấy đời Vua này đều giữ theo Đạo Trời,là Đạo Tiên Vương mà thờ Trời và ông bà cha mẹ,sau nữa truyền qua Vua Kiệt,Trụ,U,Lệ,bốn đời Vua này thiên hạ bỏ Đạo Tiên Vương là Đạo Trời đó đi , mới làm ra Đạo Nho mà thờ cúng ông bà cha mẹ,lại bỏ ông Trời đi không chịu thờ,lại bày đặt rằng Đức Chúa Trời để cho Vua mới thờ được,kẻ thứ dân không phép thờ,qua đến ông Mạnh Tử,đả có cái trong lời nói đó,ông nói rằng: "TUY HƯỠNG ÁC NHƠN TRAI GIỚI MỘC,DỤC KHẢ DỈ SỰ THƯỢNG ĐẾ "nghỉa là " tuy có người làm điều ác,mà biết ăn năn sữa đổi,tắm rửa sạch sẽ cũng thờ Trời được " lời ông nói rất phải,mà thiên hạ không ai nghe,lúc thiên hạ giử đạo Trời là đạo Tiên Vương thì trong nước thái bình lắm, là từ Vua Nghêu,Thuấn,Võ,Thang qua Kiệt,Trụ,U,Lệ,thiên hạ bỏ đạo Trời thì trong nước suy vi lắm, hồi đời nhà Châu có ông Khổng Tử là người học thông kim bác cổ,ông có than với học trò ,ông lấy làm tiếc cái đạo Tiên Vương là đạo Trời đó,ông nói người ta bỏ đạo Trời không ai giử,đạo đả lang như rừng,chủ tâm là muốn lập đạo Trời lại mà ông lập chẵng được nên ngài dạy học trò của ngài,biểu thờ Trời,sợ Trời,kính trọng Trời,ở trong sách Nho có mấy câu như vầy: Ô HÔ TIÊN VƯƠNG BẤT VONG,TẮC QUÂN TỬ HIỀN KỲ HIỀN NHI, THÂN KỲ THAN,TIỂU NHƠN LẠC KỶ (?)NHI LỢI KỲ LỢI ( nghĩa là than ôi ! đạo Tiên Vương chẵng mất thì người quân tử yêu người hiền mà yêu kính cha mẹ nữa,còn kẻ tiểu nhơn vui việc đang vui mà lợicũng phải lợi ) và có câu ông nói đạo bất hành ngô trí chi dỉ hỷ,gia bất cập gia dỉ,còn người ngu thì không tới,đạo Trời là đạo trung thứ ở giữa,vậy có phải là cái đạo đã hủ trước lúc ngài sanh chăng,nên ngài mới hoàn toàn ư liệt quấc,là ý ngài muốn làm một ông quan to thì (?) ngài mới dựng cái đạo lại được,mà ý Trời lại đặng không cho ngài như nguyện,nên ngài yên tâm ngồi mà dạy học,ngài giảng nghĩa cho học trò nghe,những là thuận Trời thì cón,nghịch Trời thì mất,mắt tội cầu đa phước(?) nghĩa là hằng giử theo mạng lịnh Trời,thì mình cầu được nhiều phước,ngài nói NHƠN HỮU THIÊN NGUYỆN,THIÊN TẤT TÙNG CHI( nghĩa là người mà cầu nguyện lắm,ắt Trời cho đó) ngài nói làm lành Trời ban phước,làm dử Trời deo ( gieo ) hoạ cho,ngài nói lưới Trời tuy thưa mà chẵng ai lọt qua được,có mấy câu sáo xưa như vầy SANH THUẬN TỬ ẢNG (?)( nghĩa là sống thuận thì chết mới yên,chớ sống nghịch chết làm sao yên được ),SỐNG KHÔN THÁC THIÊN (nghĩa là sống dại thác không thiên đâu) xin ai đọc đến hai câu này phải suy nghĩ thì liền hiểu ngay,suy mấy câu nói trên đó thì rỏ đạo của mình đã hư lâu rồi mà mình không hay biết chi hết,đạo không gốc cội mà mình đã giử mấy ngàn năm nay, từ ngày cha rỏ được đạo mình giử xưa nay đó,là không nguồn cội và đã hư mấy ngàn năm rồi,thì tía thường so sánh đạo này đạo nọ,quyết tìm một đạo cho cao thượng chánh trực,để mà làm đạo của mình,để cho con cháu giử mà thờ,tía thấy cái đạo nào cũng có đặt cái vòng nô lệ,hể ai bước chân vào nó thắt lại,thì đời đời kiếp kiếp phải làm nô lệ nó,ai tài trí bực nào cũng chẵng thoát được...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét