Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

DÒNG HỌ TẠ TRUNG-TRÀ VINH


TỔ TIÊN :
- Gốc người Trung Hoa, làm quan vỏ triều Nhà Minh, ngụ tại Bắc Kinh
- Rồi dời về Phước Kiến, tham gia hội kín phản Thanh phục Minh
- Vào miền Bắc nước Việt Nam vào thơi Tây Sơn, và có tham gia đòan quân của Bình Định Vương Nguyễn Huệ đánh quân Tôn Sỉ Nghi
- Dưới thời Gia Long, vì sinh kế phải đi sâu xuống miền Nam và định cư tại Băng Tra, Bến Tre

Ông Tổ lâu đời nhứt được biết là :

A - TẠ HÒA (1811)
Vợ: VĂN THỊ CƯ

Không biết ngày sanh, ngày chết và mộ phần. Chỉ nghe nói lại là chết tại Bến Tre . Không rỏ có bao nhiêu người con, trong số đó biết được :

B4 : TẠ NGỌC TRÂN
B5 : TẠ TRUNG HƯNG
B6 : TẠ THÀNH LỄ (1836) , vợ : TRẦN THỊ Ủ
B7 : TẠ THỊ NỈ

Tổ tộc : B6 : TẠ THÀNH LỄ làm nghề thợ bạc. Vừa lớn lên đi qua Trà Vinh lập nghiệp, ngụ tại khu đất hiện là Nghĩa Trang nhà họ Tạ. Ông Bà được 6 người con dưới đây :

C2 : TẠ THỊ THANH (1856-1908)
C3 : TẠ TRUNG TÍN
C4 : TẠ TRUNG CHÂU (Chết nhỏ)
C5 : TẠ THÀNH SỰ
C6 : TẠ TRUNG VỎ (1867-1937)
C7 : TẠ QUANG TỨ

Ba người con trai út đều làm nghề thợ bạc, và mổi người có nhà riêng, xưởng riêng ở kế cận
nhau trên mảnh đất của Tổ Tạ Trung Lể cho đến khi khá giả mới dọn đi . Công việc chắc phát đạt lắm cho nên khi khu đất đã trống, dân chúng trong vùng lân cận đã ra đó đải mót vàng bạc vun, mải đến năm 1936 vẫn còn thấy vài người đến đó mót vàng và chổ bị đào trở
thành một cái ao nhỏ .
Tổ Tạ Trung Vỏ nhờ bà vợ Nguyễn thị Quế
rành tiếng Miên, mang những món trang sức do Tổ Tạ Trung Vỏ làm ra đem vào các
“sóc” (ấp) chung quanh bán cho dân chúng ; làm ăn phát đạt, mua nhiều ruộng ở các làng gần đó và mua đất cất nhà, cất phố tại trung tâm tỉnh lỵ

Tổ Tạ Trung Vỏ là người đã lập ra gia đình TẠ TRUNG, vì đã chọn chữ Trung làm chữ lót cho tất cã các người con trai, và dặn các con, cháu nên làm theo Ông .
Tổ Tạ Trung Vỏ :
- Cao ráo, không mập không ốm,để râu dài, đúng như các nhà nho thời xưa.
- Rất thương và giúp đở mọi người họan nạn, rất nghiêm khắc với con cái
- Cầu tiến, nên lúc nào cũng nhắc nhở con cháu không nên thủ cựu, phải bỏ những
cái xấu củ để học hỏi đều hay đều tốt mới . Do đó đã cho 3 người con ra ngọai quốc học .
- Giữ đạo Nho đến 60 tuổi, gặp các Mục Sư Tin Lành và từ đó theo Đạo Tin Lành,
tin Chúa Jesus,tin Chúa trời có 3 ngôi riêng biệt chớ không phải môt ngôi, đọc Thánh Kinh, học hỏi theo các đều Chúa dạy trong Thánh Kinh, nhưng không đến nhà giảng Tin Lành
- Có viết tập “Thiên Đạo Thánh Kinh” để dạy con cháu cố gắng gìn giữ theo Đạo Trời để trở nên người hữu dụng .
Nhờ vậy mà phần lớn con cháu đều thành cộng . Hơn nữa nhờ có Bà Nguyễn thị Quế vui vẽ hiền từ, ôn hòa cần mẩn chăm sóc mọi việc từ trong ra ngòai, chẵng những nuôi nấng con ruột của mình mà còn nuôi các con của bà Quới vì bà Quới bịnh họan chết sớm . Nhờ đó tất cả các con yêu thương nhau như anh chị em ruột và đều được dạy dổ học hành
như nhau, ai cũng đổ đạt , có chức phận trong xã hôi và ai cũng giữ truyền thống nhân hậu, thanh liêm, công chính, nên mặc dù không có liên hệ hoặc công lao với Triều Đình Huế, mà
vào đầu niên kỹ 1940, Bà Nguyễn thị Quế đã nhận được phần thưởng và bằng ban khen là người “PHỤ NỮ GƯƠNG MẨU” do Hòang Hậu Nam Phương cho đặc phái viên mang đến nhà ở Trà Vinh trao tặng .



C6 : T TRUNG VÕ (1867-1937)

Vợ lớn :NGUYỄN THỊ QUẾ (1868-1958)

Vợ kế :NGUYỄN THỊ QUỚI (1874-1920)

Được 12 người con dưới đây :

D2 : TẠ TRUNG NGHĨA (1886-1938)

D3 : TẠ KIM LANG (1892-????)

D4 : TẠ NGÂN LANG (1893-1925)

D5 : TẠ TRUNG LƯƠNG (1895-1929)

D6 : TẠ TRUNG THỨ (1898-1973)

D7 : TẠ TRUNG CANG (1898-1968)

D8 : TẠ HƯỜNG LANG(1901-1947)

D9 : TẠ TRUNG NHAN (1903-????)

D10: TẠ BẠCH LANG (1905-1987)

D11: TẠ TRUNG QUÂN (1906-1989)

D12: TẠ HUỲNH LANG (1909-1997)

D13: TẠ THIẾU LANG (1909- 1992)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét