Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2010

TỈNH TRÀ VINH







Thời nhà Nguyễn, Trà Vinh là tên 1 huyện (trước đó là phủ) thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long (được lập ra năm 1832).Năm 1876, Pháp chia tỉnh Vĩnh Long cũ thành 3 tiểu khu (hạt tham biện): Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.Trà Vinh được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy Trà Vinh là 1 trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long, Cầu Ngang, Cầu Kè (ban đầu thuộc tỉnh Cần Thơ, sau nhập vào tỉnh Vĩnh Long rồi Trà Vinh), Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, Trà Cú và Trà Ôn.Ngày 27/6/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956.Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh.Tháng 2/1976 Trà Vinh hợp nhất với Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long và cho đến ngày 26-12-1991 mới tách ra như cũ. Khi tách ra, tỉnh Trà Vinh có diện tích 2363,03 km², dân số 961.638 người, gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện như hiện nay.*Một số lễ hội truyền thống ở Trà Vinh:_Chol chnam thmay (mừng năm mới), (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày_Dolta (lễ cúng ông bà), khoảng cuối tháng 8 âm lịch_Ok Om Bok (lễ cúng trăng), (rằm tháng 10 âm lịch)_Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), vào ngày thượng tuần tháng 5 âm lịch_Lễ hội cúng ông (địa phương gọi là "ông bổn") của người Hoa vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè.*Đặc sản :cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; dừa sáp, trái quáchcác món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu đế Xuân Thạnh (em nhớ không nhầm thì khoảng 54 độ)bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo, lươn um lá cách, cá cháy Cầu Quan, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, vọp chong nướng lụi, bánh xèo, bánh ống, bánh canh Bến Có v.v.*về kiến trúc :_chùa Âng, toạ lạc tên khu đất rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om._chùa Hang, ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê; _chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò (hình anh pavent chụp ở trên ), vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loại con chim quý khác; _chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer._khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, Đức Mỹ... Nhà thờ tại thị xã Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển.
Trà Vinh có lượng người Khơ-me cư trú lớn nhất nhì VN, người Khmer được phân chia thành hai hệ, đó là Khmer Crộm, sống ở Việt Nam, và Khmer Lơ, sống ở Campuchia. "Crộm" và "Lơ" là phiên âm tiếng Việt của tiếng Khmer, có nghĩa là "Dưới" và "Trên". người Khơ-me rất sùng kính đạo Phật, đạo Phật của họ là Phật giáo nguyên thủy (một số người gọi là Tiểu Thừa - nhưng nghĩa này thường mang hàm ý miệt thị), nhà chùa có vai trò và vị trí rất quan trọng trong cộng đồng người Khơ-me, thanh niên khi đến tuổi trưởng thành thì thường vào chùa xuất gia khoảng 6 tháng tới 3 năm để trả lễ, gia đình nào có con đang xuất gia thì rất lấy làm hãnh diện,
Một điểm thú vị nữa là ở chùa Khơ me thường được bao bọc bởi rất nhiều cây cổ thụ xung quanh và luôn có những tháp dùng để hỏa táng dùng chung cho cộng đồng.
( Trích trên Internet )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét