Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

THIÊN ĐẠO THÁNH KINH ( 8 )


...thì Chúa sẽ cho lên tại đó,tía và mấy con đây phần xát(xác) thịt tía là cha các con,bằng trong đạo Trời thì tía với con là đạo hữu mà thôi,cũng là con Trời cả,còn đứa nào chẵng theo tía mà thờ Trời,thì chắc nó thờ chẵng nhằm tổ tiên mình,nó thờ chú Chà Và hay chú Chệt chi đó,mấy con hãy suy xét mà coi,tía thờ Đức Chúa Trời,tía kêu ông Trời bằng cha,thiệt là vinh vang biết mấy,chắc không nhục mấy con đâu,lương tâm mấy con thế nào tía không rỏ,chớ tía thì chẵng hề muốn mấy con thờ chú chà và chết,và chú chệt chết bao giờ,tía lấy làm hổ cho người Annam mà thờ chà và chết,té ra Annam mình không có người đáng cho mình thờ lạy,nên mới đem chệt chà về mà thờ lạy,ôi nhục cho nước,nhục cho giồng(dòng)giống Annam,nhục cho tôn tộc mình,ôi ai có tai hãy nghe,ai có trí hãy suy nghĩ lấy,đạo Trời trai gái bằng nhau,ai cũng thờ cha mẹ được,nên chia gia tài bằng nhau,không có phần hương hoả,cũng chẵng có phần tuyệt tự nửa,đạo Trời không thờ cúng nên không để phần hương hoả đó,tía thuật việc vô đạo Trời cho mấy con nghe chơi,lúc tía chưa có đạo,hể có việc chi bối rối không biết kêu cầu ai,phần thì cha mẹ đả chết hết rồi,cui cút chẵng biết nương cậy vào đâu,thiệt là yếu đuối quá,nay tía giử đạo Trời,xin ngài thương xót mà giúp mình,mà Chúa giúp chăng không rỏ,chớ lòng tía yên,tía ngày nay như người có xương sống,như người có cha,mà cha tía là người nhơn từ,biết thương yêu tía,tía chẵng mồ côi như trước đâu,mấy con,tía giử đạo Trời đả hai năm,bằng mà không sáng không tối,có đều(điều)cực khổ buồn rầu,thì tía nói với mấy con biết rằng tía lầm,đặng mấy con đừng vào đạo tía,có lẻ nào tía gạt mấy con vào chổ tối tâm(tăm)mà làm chi,tía mà chịu quỳ lại dưới bàn dưới lư đả mấy chục năm,lấy làm hổ cho mình là một người tai mắt,sao lại chịu hạ mình quỳ lại vật hèn mọn như thế,tía cho mấy con ăn học là ý muốn cho mấy con thông thái,cho biết suy nghỉ biết sửa đổi,biết việc vị(dị)đoan mà bỏ đi,biết đều(điều)chánh mà làm theo,tía nào có muốn cho mấy con thủ cựu bao giờ,bằng tía muốn cho mấy con cứ việc theo ông bà cha mẹ,thì cần chi phải học cho nhọc công con,hao của tía,con người ta không ăn học nó cũng biết làm theo ông bà nó vậy,ông Khổng Tử sợ người ta thủ cựu nên ông dặng(dặn)Di Ninh rằng" cẩu nhật tân,hựu nhật tân,nhật nhật tân"nghĩa là phải đổi mới,ngày ngày phải đổi cho mới,đó mấy con suy câu ông nói thì biết,thủ cựu là không hay,ông nói câu này rỏ lắm"thôn tâm bất mụi,vạn pháp đại minh"nghĩa là tất lòng đừng đề tối thì muôn việc đều sáng,tỷ như trong nhà không có đèn thì cái chi cũng tối mò hết,mà trong nhà có đèn thì vật chi cũng đều thấy rỏ,trong sách Kinh Thi có câu rằng, tuc gia phi giai di su nhuc nhon (?)nghĩa là ngày đêm chớ trể nải phải thờ một người,một người chắc là Đức Chúa Trời,sách chỉ nhiều chổ,biểu người ta thờ Trời,mà sao không ai chịu thờ Trời,có phải là người ta không học mà không thấy chăng,ông Lảo Tử làm ra đạo Vô Vi mà giử ấy là ông chẳng theo ông cha đó,từ mấy ngàn năm ny rồi không ai chê rằng ông làm bậy,sau đắc đạo thành tiên,ông Phật Thích Ca làm ra đạo Thích mà tu,cũng mấy ngàn năm rồi,ai cũng không chê ông làm bậy,ấy là ông cũng chẵng theo tổ tiên,sau ông thành Phật,nay tía làm đạo Trời mà giủ,cũng chẵng buộc con vào sao con lại nói rằng tía làm bậy,không theo tục lệ ông bà,mấy con ôi,việc tía làm đây cùng Chúa biết,ngày sau sẽ hay,mấy con theo củng tốt bằng chẳng theo mặt(mặc) tình con,tía hứa chắc rằng không phiền trách con,tía thấy rằng trong đời ai cũng nói rằng tôi thương yêu con cháu tôi lắm mà tía xét kỷ thì thường chẵng thấy,lại thấy ghét giận,rỏ ràng tía chỉ cho mấy con coi,từ xưa cho đến nay,hể cha vào đạo thì con cháu giữ theo đạo ấy,mà phần mình làm cha vào đạo thì phải tính cho con cháu mình ngày sau ra thể nào người ta có bắt làm nô lệ được chăng,tính cho kỷ rồi sẽ vào,mà từ xưa đến nay có ai xét chi đâu,ỷ quyền cha muốn vào thì vào ngay,giả như tía vào đạo Phật là nộp con cháu cho thầy chùa,vào đạo Tinh(Tin)Lành là nộp con cháu cho thầy mục sư,mà giử đạo Nho là nộp con cháu cho thầy chùa và những kẻ quỷ quyệt,hể ai khôn thì nó bắt con cháu...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét